Con cái một ngày tỉnh ngộ muốn tổ chức một buổi lễ mừng thọ cho cha mẹ mình thì nên làm như sau:
Mua lễ vật làm quà tặng biếu cha mẹ để bày tỏ tấm lòng hiểu thảo, mua những thứ cần thiết cho cha mẹ
cầu chúc cũng như biết ơn công lao của cha mẹ….
Con cái mua lễ vật cúng tặng cho cha mẹ theo khả năng của mình.
Không sát sanh trong ngày đó và nên phóng sanh….
Làm được như vậy gia đình sẽ rất sáng tươi và hoan hỉ thuận hoà.
Nếu không hiểu thảo với cha mẹ thì không thể có tiến bộ tâm linh tinh thần.
Cũng không thể nào đắc quả trong ngày vị lai và hiếu thảo là đức hạnh của người làm con.
Trong cách lối phụng dưỡng cha mẹ già ngày xưa có việc mừng sinh nhật và ăn mừng thượng thọ. Việc mừng sinh nhật và thượng thọ cho cha mẹ chỉ thể hiện trong những gia đình lớn khá giả.
Trong ngày sinh nhật của cha hoặc mẹ, con cái làm tế lễ cha mẹ, rồi bày ra một tiệc ăn mừng có mời những người thân thích đến tham dự. Những gia đình nào có cha mẹ già đến bảy, tám mươi tuổi, nhà sung túc về tiền của lẫn con cháu, thì làm lễ mừng thọ cho cha mẹ gọi là lễ “Thượng thọ”. Lễ thượng thọ có thể bắt đầu từ:
Độ tuổi mừng thọ có thể chia làm 3 bậc:[5]
- Hạ thọ: từ 61 tuổi đến 69 tuổi.
- Trung thọ: từ 70 tuổi đến 79 tuổi.
- Thượng thọ: từ 80 tuổi đến 100 tuổi
Theo cách hiểu thông thường, chữ “thọ” là chỉ cho những người có tuổi tác cao (tức là cao niên, sống lâu) nên con cháu trong gia đình hoặc là thân tộc làm lễ mừng thọ các Cụ. Chữ “thọ” cũng có thể phân ra nhiều bậc, để biết bậc nào là thọ thấp, thọ cao, thọ nhiều tuổi, ít tuổi. Theo đó, khi chúc “Mừng Thọ” hay chữ “Chúc Thọ” là từ 60 tuổi trở lên. “Trung Thọ” là từ 70 tuổi trở lên, “Thượng Thọ” là từ 80 tuổi trở lên, “Đại Thọ” là từ 90 tuổi trở lên, “Vạn Thọ”, “Trường Thọ” cũng có thể chỉ cho những bậc đã sống từ trăm tuổi trở lên, Hoặc có những lời chúc như ” Phúc Thọ” là chỉ cho những bậc có phước nhiều, (“Phước Như Đông Hải, Thọ tỷ Nam Sơn”), Còn “Đạo Thọ” là chỉ những bậc tu hành nhiều năm, người có nhiều công đức (“Đạo Thọ Miên Trường”) Hoặc có thể dùng chữ “Khánh Tuế” hoặc “Khánh Thọ” để mừng cho các bậc đã thượng thọ hay đại thọ rất là long trọng, tôn kính mừng thọ các bậc bề trên
Ngày xưa, sau khi con cháu làm lễ bái xong, tiệc ăn mừng có mời làng nước đến dự, có nhà ăn mừng đôi ba ngày, cũng có trường hợp tiệc kéo dài đến năm bảy ngày. Khách khứa đem đồ lễ vật đến mừng thọ, cũng như mọi việc ăn mừng khác.
Ngày nay, những gia đình khá giả cũng có con cháu tổ chức mừng thượng thọ cho cha mẹ. Hình thức có thay đổi ít nhiều, nhưng thường con cháu mua nhiều tặng vật mừng cha mẹ, gọi là đồ dưỡng già như là mền, áo ấm v.v… và tổ chức tiệc ăn mừng trọng thể tại nhà hàng hoặc tại nhà có mời đông đảo những thân bằng quyến thuộc của gia đình đến dự.