Lễ Vu Lan được truyền từ Ấn Độ vào Trung Hoa. Lần đầu được tổ chức vào đêm rằm tháng bảy năm 768 ở Trường An trung tâm kinh đô đời nhà Đường. Lễ này được phổ biến sang các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, và vào Việt Nam khoảng năm 1402. Sau đó lễ Vu Lan được thịnh hành vào thời nhà Trần qua việc tổ chức các trai đàn chấn tế, nghĩa là bố thí thức ăn cho loài quỷ đói.
Lễ Vu Lan đã được tạo dựng từ truyền thuyết về Mục Kiền Liên, một trong mười đại đệ tử của Đức Phật, người có nhiều khả năng biến hóa thần thông. Một hôm Mục Kiền Liên triển khai huệ nhãn thì thấy mẹ mình là bà Thanh Đế đang bị đày ở địa ngục vì trong tiền kiếp đã gây nhiều nghiệp ác. Mục Kiền Liên vì muốn báo hiếu mẹ nên đã dùng thần thông xuống địa ngục để cứu mẹ. Nhưng không đạt được mục đích dù ngài là bậc A La Hán, Ngài bèn nhờ đến Đức Phật giúp đỡ. Đức Phật mới nói với ngài rằng chỉ có thể phối hợp tất cả nỗ lực của tất cả chư tăng mới có thể cứu thoát được mẹ. Ðức Phật dạy cho Mục Kiền Liên tổ chức cúng dường các tăng ni sau ngày an cư kiết hạ vào ngày rằm tháng bảy để cùng làm lễ cứu giúp cho mẹ ngài