Từ xa xưa người trung hoa sống với tâm thức: Con người ta sanh ra, lớn lên, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, tạo lập công danh sự nghiệp… cuối cùng cũng theo quy luật sinh lão bệnh tử. Do xem và chấp nhận cái chết là quy luật nên người trung hoa đón nhận cái chết trong tinh thần chủ động thư thản như sắm trước quan tài (gọi là Thọ), xây dựng sanh phần (gọi là Kim tỉnh) cho chính bản thân khi còn sống.
Nhân sanh quan người hoa xưa nay cũng cho là “sống ở, thác về”, xem cuộc sống trên mặt đất chỉ là cõi trọ tạm bợ, và chết không phải là hết, mà về cõi vỉnh cữu. Do vậy “người chết cần được mồ yên mả đẹp”, việc “động mồ động mả” rất kiêng cử ví có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của con cháu nhiều đời. Trong dân gian tới nay ngay vẫn còn một bộ phận lớn người tin vào linh hồn, cho rằng người chết rồi thì linh hồn sẽ sống ở cõi âm, nơi đó linh hồn cũng sinh hoạt như ở dương thế.
Người hoa quan niêm lễ tang là một phần của đạo hiếu mà con cháu dành cho ông bà cha mẹ khi quá cố. Do vậy qua các triều đại thời phong kiến nhà vua cho soạn nghi thức lễ tang thành những quy điều, dạy bá tánh phải tuân theo.
Trước giờ động quan, thầy tụng đọc kinh, Tang chủ cần hỏi các Sư trước về cách sắp đặt lễ cúng, đồ cúng tại nhà cũng như tại nghĩa trang để chuẩn bị cho chu đáo.Sau lễ động quan là giây phút quan trọng và đau buồn đến..Quan tài được các đạo tì nhấc lên dưới sự chỉ huy của nhân quan. Con cháu khóc vang mỗi lúc mỗi to; kèn trống đờn cò, nhạc tây áo đỏ nghe thật thảm não họ hàng thân hữu đông vây nết mặt ngơ ngác có, u buồn có.
Quan tài được đưa lên nhà vàng. Thuở xưa, nhà vàng bằng gỗ chạm thếp vàng nặng nề do hàng chục đến trăm người khiêng. Nay nhà vàng thường được di chuyển bằng xe hơi.Con cháu mang tang sẽ đi bộ theo sau xe tang, theo sau là những người đưa tiển. Nếu gia đình có mời ban nhạc thì ban Nhạc hoa (áo đỏ) đi trước quan tài, ban Kèn tây sẽ đi sau. Đọan đường ” Đi bộ ” không nên quá dài vì dễ gây cảnh ùn tắc giao thông .xin phép được di quan đến nơi an táng. (lễ hạ huyệt hoả táng không có).
Khi linh cửu tới huyệt, quan tài được khiêng đặt trên hai chân ngựa hay đạt tại nhà trạm để thân nhân và thầy cúng làm lễ sau đó quan tài được chuyển ra huyệt và làm tế cúng hậu thổ. làm lễ hạ huyệt và đắp mộ.Chôn cất xong cúng mở cửa mã trong ngày động quan (phong tục người hoa), thầy tụng rước vong về nhà (chùa) làm lễ, khi trên đường về con trai gái kiêu người mất (cha ,mẹ) lên xuống xe, qua cầu. về tới nhà (chùa) cúng bàn thiên ( hoàn nguyện ),cúng đầu thất (trong ngày động quan).